Sắt thường phổ biến torng các ao nuôi thuỷ sản nước mặn. Sắt thường tồn tại ở Fe(II) trong nước có hàm lượng oxy hoà tan thấp. Trong nước ngầm nồng độ oxy hoà tan thường không có hoặc rất thấp nồng độ Fe(II) thường cao, khoảng 20 mg/L hoặc hơn. Khi nước ngầm tiếp xúc với oxy từ không khí, Fe(II) sẽ chuyển hoá thành Fe(II) - thường ở dạng kết tủa sắt hydroxit.
Trong ao nuôi không có sụt khí (Chạy quạt) hoặc phân tầng nhiệt độ, nồng độ sắt thường cao hơn ở tầng nước thấp gần đáy ao. Khi ao nuôi được xáo trộn, hàm lượng oxy hoà tan sẽ giảm đi nhanh chóng do phản ứng oxy hoá với Fe(II). Quá trình này có thể dẫn đến một sự suy giảm đột ngột của hàm lượng oxy hoà tan trong ao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đối tượng nuôi.
Các kết tủa sắt có thể bám trên trứng làm tổn thương hay giết chết chúng, hay chúng có thể làm tắt nghẽn mang cá hoặc tôm. Trong lớp bùn đáy ao có pH thấp, nồng độ sắt rất cao và có thể ảnh hưởng đến tôm cá nuôi
Giới thiệu
- Test Fe2+/Fe3+
- Số lần test: 90 test
Hướng dẫn
- Test Fe tổng
- Tráng ống đong bằng mẫu nước cần test
- Lấy 5ml nước mẫu (Đến vạch 5ml trên ống)
- Nhỏ 5 giọt thuốc thử số 1, lắc đều
- Nhỏ 5 giọt thuốc thử số 2, lắc đều
- Nhỏ 5 giọt thuốc thử số 3, lắc đều
- Sau 5', so sánh màu nước trong ống đo với các màu chuẩn trong bảng màu và đọc kết quả
2. Test Fe2+
- Lặp lại các bước xác định Fe tổng nhưng không cho thuốc thử số 1. Sau 5', so sánh màu nước trong ống đong với các màu chuẩn trong bảng màu và đọc kết quả
3. Test Fe3+
- Fe3+ = Fe tổng - Fe2+
Chi tiết xin liên hệ: Ms. Nhàn - 0975987949.
Skype:kinhdoanhhoangphat4@gmail.com
Email: kinhdoanhhoangphat4@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét